Tham khảo 11+ mẫu tranh chữ Đức thư pháp đẹp, độc đáo

Ở đời chữ Đức phải năng thực hành

Trong không động ngoài không tranh

Vì người hành thiện tâm thành giúp nhau

Tương lai chắc được sang giàu

Truyền lưu con cháu ngày sau kế thừa

Khi đi xin hay mua chữ Đức thư pháp để trang trí trong nhà hay tặng người thân, bạn bè, đối tác… bạn đã có những hiểu biết như thế nào về ý nghĩa của chữ này? 

Hãy cùng QUÀ TẶNG VÀNG 247 luận đàm về ý nghĩa của chữ Đức và tham khảo những mẫu tranh chữ Đức đẹp, độc đáo sau đây nhé!

 

Chữ “Đức” và những ý nghĩa trong từng nét bút

Cách viết chữ Đức trong tiếng Hán

  Chữ “Đức” (德) là chữ Hán (thiên bàng) hợp thành từ các bộ “xích” (彳)  còn gọi là bộ chim chích, “thập” (十) là số 10; “mục” (目) là mắt; “nhất” (一) là chỉ số 1;   “tâm” (心) là chỉ trái tim, tấm lòng. 

  Theo cách chiết tự trên mà có câu thơ Nôm miêu tả cách viết chữ Đức: 

Chim chích mà đậu cành tre,

thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.

Tuân theo quy tắc viết chữ hán sau là bạn có thể viết được chữ Đức cũng như nhiều chữ hán khác: Ngang trước sổ sau. Các nét xiên trái viết trước, các nét xiên phải viết sau. Trên trước dưới sau. Ngoài trước trong sau. Vào trước đóng sau. Giữa trước hai bên sau.

chữ đức thư pháp
Cách viết chữ Đức đúng chuẩn

Hình tượng chữ Đức

 Bên trái của “đức” là  “Xích” ( 彳), ý là đi thong thả. Theo “Thuyết văn giải tự”, “Xích” (彳) giống như 3 khớp xương đùi, bắp chân, bàn chân của chân dưới của con người liên kết lại với nhau, ý là đi từng bước nhỏ.

 Bước đi thong thả (彳) trong chữ “đức” (德)  không phải là chạy, không phải nhảy, không phải đang tản bộ trên đất bằng, cũng không phải đang dậm chân tại chỗ, mà là từng bước một có in dấu chân đi lên trên, hướng lên trên. Đối với một người bình thường mà , sự ít nhiều của “đức” quyết định năng lực, mức độ của hạnh phúc.

 Phía bên phải của “đức” là “thập mục nhất tâm” (十目一心). “Thập mục” (十目) bên trên chữ “nhất” (一) chính là ý nói khắp trời đều là những con mắt. Chữ “tâm” (心) bên dưới chữ “nhất” đương nhiên chính là chỉ nhân tâm, vậy nên con mắt của khắp trời đều đang nhìn vào cái tâm của con người.

 Ý muốn nói khắp nơi đều là con mắt của trời, con mắt khắp trời đều đang nhìn xuống mặt đất này. Từ đây có thể thấy người xưa cho rằng cái gì là “đức”? Chính là không kể có người đang dõi nhìn bạn hay không, có pháp luật truy cứu bạn hay không. Hành vi của bạn nếu phù hợp đạo của trời, thì mới là “đức” thật sự. “Đạo” bao hàm hai nghĩa: Một là căn nguyên tạo thành vạn vật, hai là quy luật phát triển vận hành của vạn vật. 

Và cũng có thể nói chữ “Đức” quyết định mọi thứ của con người, hay như “có đức mặc sức mà ăn” mà cổ nhân thường răn dạy.

>> Xem thêm: Tham kháo 79 món quà 12 con giáp.

Chữ “Đức” trong văn hóa

Chữ Đức trong Nho giáo

 Khổng Tử coi nhân (仁): lòng thương yêu, yêu người không vì lợi riêng mình là nguyên tắc đạo đức tối cao. Điều quan trọng nhất của đời người là tri đức (biết đức), hiếu đức (yêu thích đức), hành đức (làm việc đức). Mục đích của con người là trở về với chính mình, hoàn thành “toàn đức”.

 Từ đó, Khổng Tử  đề ra “bát đức”, gồm: hiếu, trung, đễ, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. 

–  Hiếu: là thảo kính cha mẹ, kính trọng người lớn.

–  Trung: là tận tâm hoàn thành mệnh lệnh của bề trên, chân thành đối xử với bằng hữu. 

Đễ: là cách đối xử với anh em, cách sống vợ chồng, tình bằng hữu. 

Tín: lời đã nói ra thì phải giữ và làm cho chu đáo, không lừa dối người khác.

Lễ: là cách sống chung với người khác, mọi người phân biệt rõ địa vị của mình mà xử sự phải lẽ. cha con phải thương nhau, vua tôi phải có nghĩa, vợ chồng biết kính trọng nhau, anh em có thứ tự, bạn bè có lòng tin. 

Nghĩa: đòi buộc tư tưởng, hành vi phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức, phải suy nghĩ kỹ việc gì nên làm, việc gì không nên làm.

Liêm: xua đuổi những gì không ngay thẳng mà theo những gì chính đáng. Người có liêm thì hành động tự nhiên đứng đắn, lương tâm dám nhìn nhận việc xấu mình làm. 

Sỉ: là lòng tự trọng.. Nếu một người không biết xấu hổ thì sẽ mất nhân tính, việc gì cũng có thể làm, mất lý trí. 

 Đứng đầu bát đức là Hiếu, do vậy có người nói rằng, Trăm điều thiện thì Hiếu đứng đầu, trăm điều ác thì dâm đứng đầu.

Chữ Đức trong tư tưởng Đạo giáo

Đức trong tư tưởng của Lão Tử có hàm nghĩa đặc biệt: “ Đạo sinh chi, đức súc chi”. Ý nói: Vạn sự vạn vật đều do đạo sinh ra, đức nuôi dưỡng những sự vật đó từ siêu hình trở thành cụ thể.

“Đạo” bao hàm hai nghĩa: Một là căn nguyên tạo thành vạn vật, hai là quy luật phát triển vận hành của vạn vật. Khi “đạo” được cụ thể hoá trên vạn vật, thể hiện đến đời sống con người, gọi là “đức”. Bản tính của vạn vật do trời tạo tác, không ai có thể can thiệp vào, những gì thể hiện ra là tính tự nhiên, Lão Tử gọi là đức. 

Lão Tử lại chia đức thành hai loại: thượng đức và hạ đức. Những người làm việc đức mà không nhằm mục đích gì, làm một cách tự nhiên, không vì vụ lợi, chỉ biết làm hết mình vì lợi ích cho người khác thì là thượng đức. Ngược lại, có một số người, làm việc đức có chủ đích, nhắm đến cái gọi là “đức” vì bản thân mình, chứ không nhằm giúp ích cho người khác, nên là “vô đức”. Làm như thế thì nghịch với đạo, gọi là hạ đức.

Chữ Đức trong quan điểm của Phật giáo

Đức trong đạo Phật không phải là đức nói suông. Đức là những việc làm thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện xuất phát từ tâm thiện.

Chữ Đức được chia thành 3 loại: Bi Đức, Trí Đức và Tịnh Đức. 

Bi đức: là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn.  

Kẻ thù của  bi đức là sự độc ác, thờ ơ, vô cảm. Ta đến với Phật là học bi Đức, học tu theo hạnh 

của Phật. Bi là hài hòa, dễ thương, không ác ý, không ngạo mạn, không độc tài… Có bi đức,

 cuộc sống sẽ tự tại, hạnh phúc. Có Bi đức, con người ta được nhiều người quý trọng.  

Trí đức: là sự thông minh sáng suốt. Phật đạt trí Đức nhờ tu thiền, niệm Phật. Người có trí đức thấy và tin nhân quả, nghiệp báo luân hồi.

Tịnh Đức: là cái Đức tỏa ra từ sự thanh tịnh, trong sạch. Sự thanh tịnh trong sạch này khiến cho thần  thái người tu hành trở nên trang nghiêm, đoan chính. Người có Tịnh Đức là người chân thành giữ giới và tu tâp, biết giữ tâm không bị phạm duyên trước trần cảnh và những cám dỗ của cuộc đời. 

>> Xem thêm: Tượng voi phong thủy tài lộc. Món quà ý nghĩa cho khách hàng.

Chữ Đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh

 Sinh thời Hồ Chí Minh nói rất nhiều về việc rèn đức luyện tài của cán bộ Đảng viên, bộ đội, công an và thanh thiếu niên – những chủ nhân hiện tại và tương lai của sự nghiệp cách mạng, của Tổ quốc. 

 Người nói: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó; có tài mà không có đức là người vô dụng” Người khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của của sông, suối.

 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức là trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Theo Bác: “Có tài mà không có đức ví như một anh là kinh tế tài chính giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người”.

Như vậy, tầm quan trọng của đạo đức bao giờ cũng được Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu.

Ý nghĩa của tranh chữ Đức thư pháp

Chữ Đức răn dạy con người phải luôn sống bằng một tấm lòng đức độ, phải biết sống tu nhân tích đức. Chữ Đức mang ý nghĩa vô cùng lớn lao trong cuộc đời của mỗi con người, đó là việc tu dưỡng đạo đức cả một đời. Vì vậy mà tranh chữ Đức thư pháp thường được sử dụng làm tranh trang trí trong nhà, như một lời nhắc nhở con người sống sao cho đúng. Sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình.

Con người ăn ở có Đức là điều rất quan trọng. Cho nên trong tử vi tướng số, mặc dù đặc biệt coi trọng “số phận” con người, nhưng vẫn có câu: “Đức năng thắng số’’.  Treo tranh chữ Đức thư pháp cũng là nhằm nhắc nhở người đời hãy biết lấy Đức làm trọng, vừa giúp ích cho xã hội, vừa tạo nên “số phận” tốt hơn cho chính mình.

Như vậy, ý nghĩa chữ Đức thật sâu xa và cũng thật mênh mông, rộng lớn. Đức không đơn thuần chỉ là một cách sống, Đức còn làm nên sức mạnh thực sự đối với con người.

Cách treo tranh chữ Đức thư pháp hợp phong thủy

Tranh chữ Đức nên treo ở những nơi trang trọng trong nhà bạn, tranh không cố định cách treo nào cả. Bạn hãy sáng tạo một cách thoải mái, đừng để bị đóng khung trong những phong cách nhất định đã có.

Một số lưu ý khi treo tranh chữ Đức thư pháp:

– Treo tranh ở một độ cao phù hợp cho việc quan sát, ngắm nhìn.Chọn tranh có kích thước phù hợp với diện tích bức tường.

– Treo tranh phải đúng với phong cách nội thất trong phòng.

– Không treo tranh để lấp đầy khoảng trống.

 Bật mí 11+ mẫu tranh chữ thọ thư pháp độc đáo, ý nghĩa

Tranh chữ Đức thư pháp dát vàng

 Cổ nhân từng dạy: “Tiên tích đức, hậu tầm long” nghĩa là sống trước phải phải tu nhân tích đức, sau mới nghĩ đến chuyện tìm sự giàu sang phú quý (tầm long nghĩa là tìm long mạch tốt để tạo sự phát đạt, giàu sang). Làm bất kể việc gì hãy xuất phát từ cái đức lương thiện, cái tâm trong sáng. Người sống có Đức không chỉ hưởng phúc ấm một mình mà còn có thể truyền đến con cháu nhiều đời sau.

 Sản phẩm tranh chữ Đức thư pháp dát vàng 24K được MT Gold Art nhập khẩu, kinh doanh và phân phối trên toàn quốc. Bạn có thể lựa chọn tranh thư pháp chữ Đức để làm quà tặng tân gia, quà tết, quà tặng khách hàng, quà tặng đối tác, quà tặng sếp…

 Khi mua bất kỳ sản phẩm tranh dát vàng nào tại hệ thống của MT Gold Art bạn đều nhận được thẻ chứng nhận vàng 99.99 %. Sản phẩm được đựng trong hộp sang trọng. Với những quý khách hàng ở xa có thể đặt tranh chữ Đức thư pháp dát vàng qua Website: quatangvang247. com, chúng tôi sẽ ship cod hoàn toàn miễn phí trên toàn quốc. Bạn KHÔNG CẦN CHUYỂN KHOẢN TIỀN CỌC. Chúng tôi là địa chỉ duy nhất cam kết bảo hành 1 đổi 1 trong 24 tháng và bảo hành trọn đời với sản phẩm phát hiện lỗi của nhà sản xuất.

Tranh thư pháp chữ Đức khảm trai

 Nghề khảm trai không đơn giản chỉ là nghề đục đẽo, lắp ráp theo một khuôn mẫu nhất định. Để có được một sản phẩm khảm trai theo đúng nghĩa của nó còn là cả một nghệ thuật. Người thợ khảm phải trải qua nhiều công đoạn, phải có kỹ năng, kỹ nghệ, óc sáng tạo, tưởng tượng và quan trọng nhất là tâm huyết với nghề thì mới có thể tạo ra được những bức tranh nghệ thuật tuyệt mỹ đến như thế.

  Tranh chữ Đức khảm trai khi đặt trong nhà có tác dụng trấn trạch, trừ tà khí, mang lại tài lộc thịnh vượng, bình an cho thân chủ và cho mọi người thân trong gia đình. 

>> Xem thêm: 29 bộ ly uống rượu sang trọng và đẳng cấp.

Tranh thêu chữ thập thư pháp chữ Đức

 Tranh chữ thư pháp với nội dung sâu sắc, gắn liền với văn hóa từ ngàn đời xưa thường hay được các gia chủ lựa chọn bày nhà trong dịp năm mới. Hơn thế nữa, những bức tranh thêu chữ thập thư pháp còn là một món quà có ý nghĩa tinh thần và tình cảm rất lớn dành cho đối tác, bạn bè và người thân.

Treo tranh thêu chữ Đức thư pháp là khuyên răn phải sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình. Trong Kinh Dịch ngày xưa, chữ Đức có giá trị ngang bằng trời, dùng để răn dạy mọi người sống cho phải đạo. Khi con người có Đức nghĩa là phải sống để có được nội tâm hài hòa, bao dung với mọi người xung quanh…

Tranh chữ Đức thư pháp bằng đồng

  Bức tranh chữ Đức làm bằng đồng không chỉ là loại tranh trang trí giúp làm nổi bật không gian sống. Đây còn là bức tranh thư pháp mang những giá trị tinh thần vô cùng lớn lao, giúp con người tu tâm dưỡng tính, làm đẹp thêm cho cuộc sống. Bức tranh mang ý nghĩa đạo lý sống, tính giáo dục sâu sắc và hàm ý rất cao thượng. Đây cũng là lý do khiến loại tranh đồng mỹ nghệ này rất được ưa chuộng.

  Việc treo tranh đồng trong không gian sống còn thể hiện truyền thống văn hóa, bảo tồn những giá trị xưa cũ của ông cha. Thông qua  bức tranh thư pháp chữ Đức bằng đồng, gia chủ muốn khuyên nhủ, răn dạy con cháu phải sống theo truyền thống, gia phong của gia đình.

Tranh thư pháp chữ Đức bằng gỗ

Người trồng cây Hạnh người chơi

Ta trồng cây Đức để đời mai sau

 Đức chính là hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện… để từ đó có được sự từ bi, hỷ xả, mang điều tốt đẹp đến cho mọi người. Đạo Phật có quan niệm về sự luân hồi, nghĩa là có sự nối tiếp nhân quả của Đức từ tiền kiếp trong quá khứ. Vì vậy mới có lời khuyên rằng: Ăn ở hiền lành để phúc cho con..

Tranh gỗ chữ Đức thư pháp có dáng tự nhiên,nét chữ mềm mại thanh thoát ,có hồn, màu sắc và vân gỗ hoàn toàn tự nhiên.

Tranh gạo chữ Đức thư pháp

Để hoàn thành được một bức tranh gạo đòi hỏi sự tỉ mỉ , cẩn thận và sự chính xác cao khi rang gạo cũng như khi xắp những hạt gạo vào bức tranh. Kỳ công nhất trong bức tranh gạo là sắp xếp hạt gạo ở từng vị trí thích hợp nhất và các sắc độ phải điều chỉnh cho phù hợp với nội dung tranh .Chính sự phức tạp này đã làm nên nét nghệ thuật cho tranh gạo chữ Đức thư pháp.

Tranh thư pháp chữ Đức lưu quang

Hiểu theo cách thông thường : Đức Lưu Quang là đức độ tỏa sáng muôn đời, Đức tốt giữ mãi ánh sáng, hay Đức chan hòa ánh sáng… Dù là hiểu theo nghĩa nào thì nghĩa gốc ở đây vẫn là sự ca ngợi chữ Đức – 德,lưu truyền chữ đức tới muôn đời sau, cháu con cùng hưởng Phúc Đức của tổ tông mà hưng thịnh. 

Bức thư pháp chữ Đức lưu quang thường được thể hiện trên các bộ hoành phi, cuốn thư, đại tự…

Tranh sơn dầu chữ Đức thư pháp

 Nội dung bức tranh được viết vẽ bằng tay 100% với chất liệu sơn dầu trên nền vải toan Hàn Quốc cao cấp. Tranh vẽ bông hoa sen cùng chữ Đức thư pháp bằng tiếng Việt và hai câu thơ 

Đức trọng nhân trường thọ

Tâm khoan phúc tự lai

(Người đức tốt sống dai   

Lòng rộng mở phúc tự đến)

Tranh sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh. Một bức tranh sơn dầu có thể tồn tại tối thiểu 30 năm, trong điều kiện được bảo quản tốt thì có thể lên đến 80 thậm chí 100 năm. Độ chuyển sắc của sơn dầu dường như vô tận. Tuy nhiên, tranh sơn dầu thường lâu khô. Tranh thường khô hẳn trong 2 tuần, một số màu khô chỉ trong vài ngày. 

Tranh chữ Đức thư pháp đính đá quý

Treo tranh đá quý thư pháp chữ Đức có thể giúp cho người thưởng tranh thức tỉnh những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc. Đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần cho những dự định sắp tới cho gia đình, bạn bè. Đặc biệt , nó đánh giá đạo đức của gia đình với mọi người xung quanh. Treo tranh đá quý thư pháp trong nhà còn đem lại nhiều may mắn, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống và công việc.

Tranh thư pháp chữ Đức được làm từ 100% đá quý và đá bán quý, không những thế còn được chế tác tỉ mỉ cẩn thận từ đội ngũ nghệ nhân lành nghề của cơ sở chế tác tranh đá quý.

Nguyên liệu chế tác tranh đá quý thường là:

– Màu trắng: Đá canxit, thạch anh trắng, topaz

– Màu đen: Đá tourmaline, đá thiên thạch, thạch anh đen

– Tím: Thạch anh tím

– Đỏ, hồng: Đá ruby, đá garnet

– Màu vàng: Đá thạch anh vàng, opal vàng, tourmaline

– Màu xanh: đá Sapphire xanh đen, opal xanh..

Nơi bán tranh chữ Đức thư pháp đẹp, chất lượng, giá cả hợp lý

Sau khi đã chọn được món quà ưng ý, bạn có thể đặt hàng theo một trong các cách sau

  • Đặt hàng trực tiếp trên Website: quatangvang247.com
  • Gọi vào Hotline, qua Email bên dưới
  • Tới trực tiếp hệ thống Showroom của chúng tôi:

Tại Hà Nội

  • 499B Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội
  • 215 Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Số 36 Ngõ 45 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

Tại TP HCM

  • 75 Huỳnh Văn Bánh, P17, Quận Phú Nhuận
  • 49 Nguyễn Văn Thương, P25, Quận Bình Thạnh
Rate this post

2 thoughts on “Tham khảo 11+ mẫu tranh chữ Đức thư pháp đẹp, độc đáo

  1. Sơn says:

    Minh muốn làm một khung tranh bằng chữ (Đức ) viết chữ hư Pháp bằng đồng khổ tranh cao 1,63, rộng 2,40 cm phủ bì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *