9 mẫu tượng Quan Công giúp gia chủ trấn trạch, trừ tà, cầu tài lộc

Tượng Quan Công được khá nhiều người biết đến và muốn thỉnh về nhà riêng hoặc cơ quan, văn phòng. Tuy nhiên, đây là một pho tượng khá kén người thờ. Việc thỉnh tượng Quan Công đòi hỏi phải có 1 số quy chuẩn về tín ngưỡng truyền thống và nguyên tắc phong thủy.

Hãy tha khảo bài viết dưới đây để có được mẫu tượng Quan Công phù hợp với mình nhé!

Vài nét về cuộc đời Quan Công

Quan Công, tên húy là Quan Vũ (160-219), tự là Quan Vân Trường, là người ở Vận Thành, Sơn Tây ngày nay. Ông là danh tướng cuối thời Đông Hán, được vào nhóm “ngũ hổ tướng” của Thục Hán, cùng với Triệu Tử Long, Mã Siêu, Trương Phi và Hoàng Trung.

Thuở hoa niên, Quan Công chỉ là người bán đậu ngoài chợ. Từ nhỏ, ông đã rất chăm chỉ luyện cả văn và võ. Với đặc tính trượng nghĩa, hào hiệp ghét kẻ trộm cắp, cường hào, ác bá cũng như thường xuyên bênh vực kẻ yếu. Chính vì vậy ông được rất nhiều người dân quý mến. Nhờ duyên số mà ông đã gặp và kết nghĩa anh em với chúa công Lưu Bị và Trương Phi

Tượng quan vân trường
Tượng quan vân trường pewter mạ vàng 24k

Vào năm 184 Quan Vũ cùng Trương Phi đã theo Lưu Bị để khởi nghĩa. Lúc ấy, nhà Hán loạn ly, chia ba thiên hạ. Quan Vũ kết nghĩa anh em với Lưu Bị và Trương Phi. Trong thời gian này, Quan Vũ là cánh tay phải không thể thiếu của Lưu Bị. Cuộc đời ông đã có lúc đi theo Lưu Bị, cũng đã từng theo Tào Tháo, tuy nhiên thì do tính tình ngay thẳng và chính trực nên ông luôn nhận được sự kính nể của cả hai vị này. Cuối cùng ông vẫn trở lại giúp Lưu Bị lập lên nghiệp lớn.

Quan Vũ vì chủ quan đã bị phe Đông Ngô giết hại. Tháng 12 năm 219 Quan Vũ bị quân Ngô truy sát. Ông chạy đến Lâm Thư thì bắt lại và bị hành quyết tại chỗ. Trương Phi và Lưu Bị vì muốn báo thù cho Quan Vũ đã phạm sai lầm chiến lược, mở đầu cho cuộc bại vong sau này.

Hình tượng Quan Công trong văn hóa

Quan Công trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung

Quan Công được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày ngài, người cao 2m, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt, tính tình hào hiệp, trượng nghĩa, sức chiến đấu mạnh mẽ địch vạn người.

Vì giết một kẻ có thế lực nên sợ bị tù phải bỏ xứ mà đi. Quan Vũ cùng với Lưu Bị (thuộc dòng hoàng tộc nhưng đã biến thành dân dã, làm nghề buôn dép và dệt chiếu) và Trương Phi (một chủ quán bán thịt heo và rượu) kết nghĩa anh em để cùng chung lo việc dẹp loạn và giúp nhà Hán lấy lại uy thế.

Trải qua nhiều gian khổ, nhờ có sự phụ giúp tích cực của 3 quân sư Từ Thứ, Khổng Minh, Bàng Thống. Cùng sự phò tá của các tướng Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung, Ngụy Diên, bộ ba Lưu-Quan-Trương dành được đất Ba Thục ở phía tây Trung Quốc.

Tranh quan vân trường

Cùng với họ Ngô ở phía đông và họ Tào ở phía bắc lập thành thế chân vạc 3 nước Ngụy – Thục – Ngô, Đây chính là “Tam Quốc” trong lịch sử Trung Hoa. Sau khi lên ngôi Lưu Bị phong cho Quan Vũ đứng đầu “ngũ hổ tướng” và cho trấn ở Kinh Châu, căn cứ địa của Lưu Bị trước khi chiếm Ba Thục. 

Qua bút pháp của La Quán Trung, Quan Vũ là một tướng có nhiều ưu điểm: giỏi cả võ lẫn mưu, tính thẳng thắn, cương nghị, giữ lễ nghĩa, ân oán phân minh, biết phục thiện. Là người luôn tận trung với chủ. Nhưng cũng có nhiều nhược điểm như hiếu thắng, kiêu căng, thích được khen, ưa so đo cá nhân,…

>> Xem thêm: 15 mẫu tranh treo tường độc đáo và ý nghĩa nhất.

Quan Công và Nho giáo

Trong lịch sử Trung Quốc, Quan Công là danh tướng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với hậu thế. Các nhà thống trị phong kiến xem ông là biểu tượng “trung dũng thần vũ” và tinh thần “vì nước quên thân”.

Sự sùng bái của người dân Trung Quốc đối với Quan Công được đẩy lên đỉnh điểm vào triều Thanh, khi ông trở thành người đứng đầu các vị thần trong Nho giáo.

Nói cách khác, Quan Công chính thức trở thành Võ Thánh của Nho gia, có địa vị ngang hàng với ông tổ của đạo này là Văn Thánh Khổng Tử.Thậm chí, với những người làm nghề kinh doanh, buôn bán, họ còn sùng bái Quan Công hơn nhiều so với Khổng Tử.

Quan Công và Đạo giáo

Theo tín ngưỡng của Đạo giáo, Quan công là vị thần “trị bệnh trừ tà, trừ ma diệt ác, trừ phạt phản nghịch, tuần sát Âm phủ”.

Thương nhân Trung Quốc nhiều thế hệ cho rằng, Quan Công sinh thời rất giỏi về quản lý tài chính, phát minh ra “nhật thanh bạ” ghi lại nguồn, thu, chi, tồn hàng ngày rất rõ ràng. Hậu thế công nhận ông là “kỳ tài kế toán”, nên phong làm “thần thương nghiệp”.

tượng quan vân tường bằng đồng

Quan Công và Phật giáo

Trong Phật giáo Trung Quốc, Quan Công được xưng là Già Lam thần.Truyền thuyết Trung Quốc kể lại, người sáng lập ra thiền phái Thiên Đài là Trí Giả đại sư, triều nhà Tùy.

Vị đại sư này sau đó đã giảng giải Phật pháp cho Quan Công, khiến ông hổ thẹn mà xin được truyền thụ “tam quy ngũ giới”, trở thành đệ tử Phật môn và thề nguyện làm Hộ pháp cho Phật giáo.

Về sau, nhân vật anh hùng được người dân Trung Quốc kính ngưỡng Quan Công trở thành Già Lam bồ tát, cùng với Vi Đà bồ tát là hai đại Hộ pháp của Phật giáo.

> 21 tượng phong thủy cực tốt cho bạn lựa chọn.

Quan Công trong tín ngưỡng dân gian

Quan Công là vị thần hộ mệnh

Quan Công đại diện cho những người bảo vệ lẽ phải, chống lại những kẻ chuyên áp bức, bóc lột người khác, nhất là những người dân nghèo. Sức mạnh phi thường, sự oai nghiêm lẫm liệt của ông mang tới niềm vui, sự hạnh phúc và bình an cho mọi người. Ông luôn sẵn sàng cứu giúp cho những người gặp khó khăn, hoạn nạn bất chấp việc giúp người có thể khiến ông mất đi mạng sống của mình. Trong tín ngưỡng dân gian, người ta thờ Quan Công như 1 vị Thần Hộ Mệnh giúp trấn trạch và bảo vệ gia đình.

Quan Công là thần tài

Các thương gia rất tôn sùng Quan Công, họ cho rằng, Quan Công có ba đặc điểm: Một là, lúc sinh thời Quan Công rất giỏi quản lý tài sản, giỏi về kế toán. Hai là, Quan Công là người trọng nghĩa khí và chữ tín, mà làm ăn buôn bán phải giữ chữ tín với nhau. Ba là, sau khi Quan Công mất, có thần đến phù hộ, khiến ông lại chiến thắng, các thương nhân cho rằng, nếu như làm ăn thua lỗ mong sẽ có ngày được như Quan Công, có thể làm lại từ đầu và lại ăn nên làm ra.

Vì vậy, những người kinh doanh, đặc biệt là người làm nghề cầm đồ thường thờ Quan Công và xem ông như vị thần tài may mắn. 

Quan Công là vị thần quyền lực

Những người làm lãnh đạo thường đặt tượng Quan Công tại phòng làm việc. Vị trí được họ sử dụng thường là bàn làm việc hoặc phía sau lưng.

Họ tin rằng đặt tượng Quan Công ở đó có thể giúp họ có thêm sự kính nể từ cấp dưới. Ngoài ra, Quan Công cũng như vị thần uy quyền, quyền lực giúp họ tránh được việc tiểu nhân dùng thủ đoạn hãm hại.

Quan Công là vị thần trí tuệ

Quan Công sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng vẫn được cha mẹ cho học cả văn cả võ. Cuốn sách nổi tiếng gắn liền với hình ảnh Quan Công là Kim Xuân Thu.

Những người học giả, tri thức, thờ Quan Công được như 1 vị Thần trí tuệ với ý nghĩa mang lại trí tuệ cho người làm quan, có những kế sách hay, giúp cho con cháu học hành giỏi giang và trở thành những văn, võ tướng nổi tiếng.

Thờ tượng Quan Công theo phong thủy

Ai nên thờ tượng Quan Công?

Chỉ có nam giới từ độ tuổi 25 được thờ cúng Ngài. Bởi vì nam giới là người mang dương khí và bắt đầu ở độ tuổi này mới có sự chín chắn của 1 người đàn ông. Bạn nên thờ tượng Quan Công trong những trường hợp sau:

  • Nhà ở phạm phải hướng xấu
  • Trong nhà có chuyện chẳng lành. Ngủ không ngon, nhiều người ốm đau…
  • Cơ quan lắm chuyện thị phi. Công việc không được thuận lợi. Nhiều kẻ nhòm ngó, đặt điều, buôn chuyện…

Nên đặt tượng Quan Công ở đâu?

  • Tượng Quan Công nên đặt ở vị trí trên cao, gần cửa ra vào sẽ phát huy vai trò bảo hộ. Tượng đặt trên cao là cách để ngài có thể quan sát xa hơn, rộng hơn vì thế mà bảo vệ ngôi nhà tốt hơn. Để gần cửa thì mọi điều xấu, điều dữ không thể xâm nhập vào bên trong mà bị đẩy lùi ra xa.
  • Đối với các chính trị gia, giám đốc, quản lý, nên đặt tượng Quan Công trên bàn làm việc hoặc sau lưng, như vậy sẽ nhận được sự bảo vệ mạnh mẽ nhất từ dũng tướng này.
  • Vị trí nên bày tượng Quan Công là trong phòng khách ở chính giữa hướng ra cửa hoặc ở các vị trí bị Sát tinh chiếu đến như Họa hại, Lục sát, ngũ quỷ, tuyệt mệnh …Trong trường hợp nhà hướng Chính Bắc, Tây Bắc, Chính Tây có thể bày ở trung tâm của căn nhà hoặc căn phòng.
  • Khi trưng bày tượng của Quan Công Võ Thánh chú ý phải hướng mặt ngài ra phía cửa để trấn áp những khí ác và hóa giải nó đồng thời thu hút chiêu tài. 

>> Xem thêm: Tham khảo thêm tranh, tượng phượng hoàng đẹp và ý nghĩa.

Những vị trí không nên đặt tượng Quan Công?

  •  Không nên đặt tượng trong tủ kính, két sắt, phòng ngủ, nhà vệ sinh,… Vì như thế là thể hiện sự bất kính với Ngài sẽ khiến sức khỏe gia chủ suy giảm, trẻ con hay quấy khóc.
  • Không nên đặt tượng Quan Công sát sàn nhà, nên đặt tượng ở kệ cao hoặc bàn trà cách sàn nhà từ 70cm đến 1 mét để thể hiện sự uy nghi, oai phong, lẫm liệt của Ngài.
  • Không đặt tượng dưới gầm cầu thang, chỗ khuất, tầm nhìn hẹp. Đặc biệt, không nên đặt tượng hướng mặt tượng về phía nhà vệ sinh, phòng ngủ thể hiện sự không tôn trọng Ngài.

Khi thờ tượng Quan Công cần lưu ý những gì?

  • Khi hành lễ, thắp hương cho Ngài thì cần phải mặc quần áo chỉnh tề.
  • Gia chủ cần phải kiêng thịt trâu, chó, chuột và gà trống. Nếu gia chủ cố tình ăn sẽ bị Ngài hành cho đau ốm, bệnh tật trong mấy tháng liền không khỏi.
  • Tại nơi thờ Quan Công, gia chủ không được làm những việc ô uế, sát sinh.
  • Nên thờ tại phòng riêng, nếu không thì phải có rèm che ban thờ lại.
  • Không được cúng thịt gà vì gà là ân nhân cứu mạng của Ngài.

9 mẫu tượng Quan Công được thỉnh nhiều nhất để trấn trạch, trừ tà, cầu tài lộc

Tượng Quan Công cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao dát vàng

Mẫu tượng Quan Công này được đúc từ chất liệu Pewter cao cấp (Đây là chất liệu hợp kim gồm trên 90% thiếc, phần còn lại là đồng, antimon, bismuth) – Có giá trị gấp 5 lần giá trị đồng. 

Tượng Quan Công cầm đao với tướng đứng hùng dũng, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, gương mặt đỏ dữ tướng vô cùng khí khái và trang nghiêm. Trên tay Ngài là thanh đao sắc bén góp phần tạo nên sự uy nghiêm, trang trọng cho phòng khách của ngôi nhà. Nhiều chi tiết của tượng được dát vàng 24K như mũ kim khôi, thanh Long đao yển nguyệt, bộ giáp,… giúp tượng trở nên vô cùng sang trọng, đẳng cấp.

Tại sao mặt Quan Công có màu đỏ như gấc?

Truyền thuyết kể lại rằng, từ nhỏ ông đã là người trượng nghĩa. Một ngày kia, khi thấy quan quân hà hiếp dân lành, ông đã ra ra tay cứu giúp và lỡ đánh chết một quân binh. Vì vậy, ông bị quan binh truy sát. Quan Vũ chạy vào một khu rừng thì gặp một người phụ nữ đang ngồi trước cửa nhà. Nàng đã nhanh trí bảo Quan Vũ tự đập vào mũi mình cho chảy máu rồi lấy máu xoa lên mặt. Nàng cắt mái tóc của mình cắm vào làm râu cho Quan Vũ.

Khi quân binh kéo đến lùng sục, thấy ông già đang râu dài lê thê, mặt đỏ bừng giống như ông già đang bị sốt nặng. Chúng đã không phát hiện ra. Sau khi quan binh đi, da mặt ông bỗng nhiên đổi thành màu đỏ, mái tóc dán tạm giờ thành bộ râu thật sự của ông. 

Thanh Long Yển Nguyệt đao là gì?

Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”có viết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được thợ rèn đệ nhất thiên hạ làm ra, và nó chỉ được rèn vào ngày trăng tròn. Khi Thanh Long Yển Nguyệt Đao vừa được rèn xong, bỗng nhiên gió bão bắt đầu nổi lên, sau đó từ trên không trung rơi xuống 1780 giọt mưa máu. Các nho sĩ ở đó đã phân tích rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh). Vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao.

Thanh long đao này. Chiếc đao này của Quan Vũ có trọng lượng 82 cân thời xưa, tương đương với 49,2 kg bây giờ.

Tượng Quan Công dát vàng hợp với mệnh nào?

Tượng thuộc hành Kim nên thích hợp với những người mệnh Thủy( Kim sinh Thủy) và mệnh Thổ (Thổ sinh Kim).

Tượng Quan Công dát vàng  24K là món quà tặng phong thủy độc đáo, sang trọng, cao cấp dành cho lãnh đạo, sếp và những người quan trọng…

Khi mua tượng Quan Công dát vàng ở các hệ thống của MT Gold Art bạn sẽ nhận được những chế độ MIỄN PHÍ sau:

  • Ship cod MIỄN PHÍ, nhanh chóng trong vòng 24h.
  • MIỄN PHÍ tư vấn
  • MIỄN PHÍ in, khắc logo lên đế sản phẩm

Đồng thời tất cả sản phẩm sẽ được bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 2 năm nếu phát hiện lỗi của nhà sản xuất.

> Xem thêm: 45 món quà tặng sếp ý nghĩa, độc đáo

Tượng Quan Công ngồi đọc sách

  Hình ảnh Quan Công ngồi đọc sách bắt nguồn từ câu chuyện Tào Tháo vì muốn ly gián Quan Công và Lưu Bị mà sắp xếp ông ở chung phòng với 2 người vợ của Lưu Bị, khi 3 người này thất tán với Lưu công phải náu nhờ dưới trướng của Tháo.

Tuy nhiên, trong tình cảnh ấy Quan Công vẫn chuyên tâm đọc sách và giữ vững lòng trung thành, trượng nghĩa với Lưu Bị. Câu chuyện này được lưu truyền rộng rãi và nhiều người ca ngợi đức tính tốt đẹp của ông. Từ đó, tượng Quan Công trong tư thế ngồi đọc sách được dân gian sùng bái, tôn thờ.

 Tượng Quan Công đọc sách là sự lựa chọn sáng suốt dành cho gia chủ muốn trấn trạch nhưng không muốn thể hiện sát khí quá mạnh mẽ. Ngoài ra, tượng Quan Công ngồi đọc sách còn được nhiều người trưng bày trong phòng làm việc để khẳng định vị thế, giải trừ lòng dạ tiểu nhân làm hại.

Tượng Quan Công cưỡi ngựa

 Tượng Quan Công cưỡi ngựa bắt nguồn từ chuyện Ngài từng cưỡi ngựa Xích Thố vượt qua 5 ải và chém đầu 6 tướng để về với quân Lưu Bị. Hình ảnh Quan Công trên lưng ngựa được điêu khắc vô cùng sinh động và uy nghiệm thể hiện thần thái của bị tướng lĩnh tài ba. Hơn thế nữa, hình ảnh con ngựa còn gắn liền với không gian rộng lớn, ý chí tiến về phía trước và tinh thần không ngại khó khăn gian khổ.

  Do đó, tượng Quan Công cưỡi ngựa mang ý nghĩa chiến đấu hết mình, anh dũng và uy nghiêm. Bên cạnh tác dụng trấn trạch hiệu quả, tượng gỗ Quan Công cưỡi ngựa còn được người lãnh đạo, người có chức quyền yêu thích và đặt trong phòng làm việc để nhắc nhở luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn.Nếu đặt tượng Quan Công cưỡi ngựa trong phòng khách còn giúp hỗ trợ gia chủ thăng tiến trong sự nghiệp.

Tượng Quan Công múa võ 

Tượng Quan Công quỳ gối múa đao đao cao là mẫu tượng phong thủy thường được đặt trưng bày trong phòng khách hoặc phòng làm việc rất đẹp và ý nghĩa. Trong phong thủy Tượng Quan Công múa võ có ý nghĩa trấn trạch, tránh mọi tà ma ác quỷ, bảo vệ gia chủ, giữ cho gia đạo thêm phần bình yên.

Nhiều người cũng thỉnh bức tượng Quan Công múa võ bé về đặt trên xe ô tô để đề phòng tai nạn.

Nên đặt tượng Quan Công múa võ tại góc Tây Bắc của ngôi nhà hoặc văn phòng, mặt hướng ra cửa để canh chừng những người ra vào nhà hoặc văn phòng. Tranh quan vân trương phù hợp quà tân gia, quà khai trương..

>> xem thêm: 51 món quà tặng tân gia thay lời chúc tài lộc, bình an

Tượng Quan Công trấn ải

 Tượng Quan công chống đao có hình ảnh khí khái mãnh liệt, gương mặt cương quyết có phần dữ dằn, mặt đỏ và dâu dài, trên tay luôn cầm long đao chống xuống đất. Tư thế chống đao mang ý nghĩa trấn giữ những điều hung tà, bảo vệ chủ nhân , nhiều người còn gọi tư thế này là quan công trấn ải.

  Đây là mẫu tượng phong thủy trấn trạch. Không phải là mẫu tượng trang trí hay cầu tài lộc. Vì vậy, nên đặt tượng Ngài ở cửa ra vào, hành lang cầu thang để trấn át khí xấu, đề phòng kẻ tiểu nhân hãm hại. 

 Đối với gia chủ làm các dịch vụ về tài chính, ông chủ doanh nghiệp, giám đốc… có thể đặt tượng Quan Công ở trong phòng làm việc. Đặt tượng Ngài trên 1 đôn gỗ nhỏ, để bên cạnh bàn làm việc để gia tăng uy lực. Hạn chế khí xấu, đẩy lùi gièm pha…

Tượng Quan Công xách đao

Quan Công đại diện cho những người bảo vệ lẽ phải, chống lại những kẻ chuyên áp bức, bóc lột người khác, nhất là những người dân nghèo. Sức mạnh phi thường, sự oai nghiêm lẫm liệt của ông mang tới niềm vui, sự hạnh phúc và bình an cho mọi người. 

Tượng Quan Công xách đao được cho là biểu tượng trấn trạch hiệu quả nhất. Đặt tượng Quan Công trong nhà, đặc biệt ở vị trí đối diện cửa trước, vẻ mặt nghiêm nghị của ông sẽ xua đi những điều xấu và sát khí xâm nhập vào nhà qua cửa. Người ta tin rằng tất cả năng lượng âm đều không thể vào nhà nếu có sự hiện hữu của Quan Công. 

Tượng Quan Công cầm kinh Xuân Thu

Quan Vân Trường không chỉ giỏi võ nghệ mà cũng tinh thông binh pháp, lập được nhiều mưu hay, kế lạ. Những khi thong dong, ông vẫn chong đèn ngồi đọc cuốn Kinh Xuân Thu.

Sau này, nhiều học giả vẫn phục sự học của Quan Công. Họ đặt tượng Quan Công cầm kinh Xuân Thu bên chỗ ngồi làm việc, rước tượng ông trên bàn làm việc cá nhân để được ông độ cho sự tinh thông, minh mẫn.

Tượng Quan Công hàng long

Mặc dù là 1 vị tướng ngoại lai, nhưng chính nhân vật Quan Vân Trường cũng được Việt hóa và được người Việt tôn sùng như 1 vị tướng nhân đức hàng đầu. Đây là kết quả của sự giao lưu văn hóa cũng như ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo tại Việt Nam.

Quan Công xuất hiện với hình ảnh trên tay cầm long đao luôn trong tư thế đứng trên con rồng. Tượng Quan Công cưỡi rồng khắc họa hình ảnh Quan Công cầm đao uy dũng, mạnh mẽ trên lưng cặp rồng tôn nghiêm, mềm mại. Khuôn mặt Ngài được tạo hình rất đẹp. Có hồn, mang thần thái riêng. Sắc nét và sống động như thật.

Tượng Quan Công chỉ địa chấn trạch

Trong bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung nhiều lần nhắc đến việc Quan Công, Quan Vũ hiển thánh để trấn trạch trừ tà. Hiện hồn kêu oan với nhà sư Phổ Tĩnh, kêu Lưu Bị phát binh báo thù; hiện hồn giúp con là Quan Hưng chống giặc…

Người đời cho rằng, vẻ mặt dũng mãnh dữ dằn, bộ râu dài, thanh long đao sắc lẹm… của Quan Công có khả năng làm cho tà ma ngoại đạo kinh sợ. Chính vì vậy, tượng Quan Công chỉ địa chấn trạch được nhiều người thỉnh về với mục đích trừ tà – trấn trạch.

QUÀ TẶNG VÀNG 247 hiện đang cung cấp đa dạng các mẫu tượng phong thủy dát vàng nói chung và tượng Quan Công dát vàng nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi tư vấn phong thủy HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Dưới đây là hệ thống Showroom của chúng tôi, các bạn có thể tới để tham khảo và đặt mẫu.

Địa chỉ thỉnh tượng Quan Công dát vàng uy tín, giá cả cạnh tranh

Tại Hà Nội

  • Số 36 Ngõ 45 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
  • 499B Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội
  •  215 Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội

Tại TP HCM

  • 75 Huỳnh Văn Bánh, P17, Quận Phú Nhuận
  • 49 Nguyễn Văn Thương, P25, Quận Bình Thạnh

Chi tiết vui lòng liên hệ

QUÀ TẶNG VÀNG – MT Gold Art

Hotline: 091.675.5858 – 0963.788.839

Địa chỉ: 36/45 Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

FacebookChuyên quà tặng cao cấp

Website: https://quatangvang247.com/

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *